• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Phong tục đón tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác biệt so với Việt Nam

Tết Trung thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn, độc đáo và thường niên tại Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ người Việt mới đón Tết Trung thu mà đây còn là lễ hội truyền thống thú vị ở một số nước châu Á khác nữa đấy bạn nhé! Đặc biệt là một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Dù Tết Trung thu chính thức diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch nhưng trước đó hàng tháng, người dân đã háo hức chuẩn bị, sắm sửa.

♥Nhật Bản: Không ăn bánh nướng, bánh dẻo

Ở Nhật, Tết trung thu được gọi là “đêm 15” hoặc “trăng Trung thu”. Trong ngày này, người Nhật sẽ cùng nhau mở tiệc trà, ngắm trăng. Tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, được truyền tới Nhật Bản hơn 1000 năm trước.

1-1506762290-width660height440
Tuy nhiên, người Nhật lại không ăn bánh nướng, bánh dẻo mà chọn thưởng thức Tsukimi Dango – một loại bánh nếp hình tròn, màu trắng như tuyết. Tuy từ thời Minh Trị Duy tân, lịch âm đã bị xóa bỏ, chỉ dùng lịch dương nhưng nhiều vùng ở Nhật vẫn duy trì tập tục ngắm trăng.

Một số chùa, điện thờ còn tổ chức hội ngắm trăng dành riêng cho ngày lễ đậm tính truyền thống này. Ngoài ra, Trung thu ở Nhật trùng với thời điểm thu hoạch mùa màng nên người Nhật còn tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng để bày tỏ lòng biết ơn thiên nhiên.

♥Hàn Quốc: Về quê thăm người thân

Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Chuseok nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu – mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

1-chuseok-9938-1442820612

Sau này, Chuseok càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ngày nay, Chuseok được coi là dịp lễ tạ ơn ở Hàn – là ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

♥Thái Lan: Lễ cầu trăng

Tết Trung thu ở Thái Lan còn được gọi là lễ cầu trăng. Vào ngày này, tất cả mọi người từ già trẻ gái trai đều ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.

Trên bàn thờ được bày quả đào và bánh Trung Thu. Người Thái tin rằng, Bát Tiên sẽ giúp họ mang những quả đào lên chúc thọ Quan Âm và thần tiên sẽ ban điều tốt lành đến cho mình. Vì vậy, bánh Trung thu ở Thái Lan cũng có hình như quả đào.

tet trung thu 4

♥Campuchia: Tết Trung thu tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm

Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

Trong lễ hội, người Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao sẽ tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới vị thần mặt trăng, để cầu mong hạnh phúc viên mãn.

Sau đó, những người lớn tuổi trong làng sẽ nhét gạo dẹt vào miệng của trẻ con cho đến khi không thể nhét vào được nữa để cầu mong sự tròn đầy, viên mãn.

150600042928417-4-2-philippin

Bên cạnh đó, Tết Trung thu còn xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á quen thuộc như Thái Lan, Singapore, Philippines, Campuchia với những phong tục truyền thống cũng như ẩm thực đặc trưng riêng. Chẳng hạn, món bánh Trung thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào, người Philippines lại có bánh Hopia, còn Campuchia lại có lễ vật truyền thống là cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

Các hoạt động vui chơi dịp Tết Trung thu ở mỗi quốc gia cũng vô cùng phong phú, mang màu sắc và bản sắc riêng. Tuy nhiên, trong số đó thì Tết Trung thu của người Singapore và Philippines có nhiều điểm khá tương đồng với Việt Nam và Trung Quốc, do có cộng đồng người Hoa khá đông sinh sống tại đây. Chẳng hạn như treo đèn lồng trang trí, rước đèn, múa lân, múa rồng…

Nhưng dù phong tục có sự khác nhau đến đâu, thì khoảnh khắc cảm nhận sự ấm cúng của gia đình quanh mâm cỗ, mọi người cùng thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh nướng, bánh dẻo hòa với nước trà xanh và chia sẻ những câu chuyện vui tươi ở khắp nơi trên thế giới này đều giống nhau cả. Cả gia đình quây quần bên nhau, thế mới bảo: Tết Trung thu – Tết đoàn viên!

Nguồn: ST

3415
TIN LIÊN QUAN