• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Bị mù màu có đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản được hay không?

Mù màu ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản (XKLĐ Nhật Bản). Ở một số công việc, người mù màu bị hạn chế nhiều khi làm việc, năng suất và chất lượng công việc cũng sẽ thấp hơn so với người bình thường.

ISSHIN thường xuyên tiếp nhận những câu hỏi đến từ người lao động như: Bị mù màu có đi XKLĐ Nhật Bản được hay không? Bị mù một số màu như đỏ lục, xanh có ảnh hưởng đến việc đi XKLĐ Nhật hay không? Những công việc nào người lao động nên tránh khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

A. Tìm hiểu về nguyên nhân bệnh mù màu

1. Bệnh mù màu là gì?

Nhiều người có cái nhìn sai lệch về bệnh mù màu, họ cho rằng mù màu là không nhận biết được bất kỳ màu sắc nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bệnh mù màu hay còn gọi là rối loạn sắc giác, là hiện tượng vẫn nhìn rõ mọi vật, nhưng không phân biệt được màu sắc. Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong cộng đồng.

2. Có những loại mù màu nào?

Mù màu đỏ – xanh lá: Những người bị mù màu loại này thường không thể nhìn thấy một số sắc thái của màu đỏ và màu xanh. Với một số người, những vật thể nào chứa sắc tố đỏ hay xanh lá có thể trông như màu đen.

Mù màu vàng – xanh dương: Cũng giống với tên gọi của nó, những người mắc loại mù màu này không thể nhìn thấy một số sắc thái của màu vàng và xanh dương. Đối với người bệnh, màu xanh dương có thể trông khá giống với màu xanh lá, khó khăn trong việc phân biệt màu vàng, đỏ, hồng. Một số trường hợp có thể nhìn màu vàng ra màu tím hoặc xám nhạt.

Mù màu hoàn toàn: Những người bị mù màu hoàn toàn không thể phân biệt được tất cả các màu sắc, kèm theo đó là thị lực mắt kém.

3. Vì sao bị mù màuBệnh mù màu hầu hết có tính di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính nên khi sinh ra đã bị. Ngoài ra còn một số lý do:

–         Lão hóa

–         Bệnh về mắt, chẳng hạn như glaucome, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể, hoặc bệnh võng mạc do tiểu đường.

–         Chấn thương mắt

–         Tác dụng phụ của một vài loại thuốc

4. Mù màu có thể chữa trị được không?

 Mù màu do di truyền không thể chữa trị hay khắc phục.

 Mù màu không do di truyền có thể được chữa trị, tùy vào từng nguyên nhân. Ví dụ, bệnh đục thủy tinh thể làm giảm khả năng phân biệt màu sắc. Trong trường hợp này, mù màu có thể được chữa trị bằng phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục, nhằm khôi phục lại khả năng nhìn màu.

B. Bệnh mù màu có đi Xuất khẩu lao động Nhật được hay không?

Người bị bệnh mù màu hoàn toàn có thể tham gia được chương trình xuất khẩu lao động, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn so với các bạn có sức khỏe mắt tốt. Chương trình tuyển chọn lao động Nhật cần cạnh tranh với nhiều người khác để có cơ hội ký hợp đồng với xí nghiệp Nhật, người bị mù màu sẽ gặp nhiều bất lợi, mất tính cạnh tranh khi tham gia
Người bị mù màu cũng cần lưu ý, và phải được tư vấn kỹ khi chọn ngành nghề tham gia. Bởi nhiều công việc họ sẽ không thể làm được, chắc chắn sẽ không được tiếp nhận.
Việc bị mù màu nghiêm cấm che dấu xí nghiệp và công ty phái cử, bởi người lao động hoàn toàn có thể phải chịu mọi hậu quả khi xí nghiệp dừng hợp đồng, gây khó khăn sau khi nhập cảnh.

Chú ý: Ngoài mù màu thì các vấn đề liên quan tới sức khỏe cũng là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định việc bạn có đủ tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không? Nếu bạn đang mắc một trong những loại bệnh được đề cập trong bài viết này thì sẽ không thể tham gia chương trình này.

C. Cách kiểm tra mù màu thông thường

Nhiều người bị màu màu bẩm sinh nhưng vẫn không nhận ra do chưa từng kiểm tra, hoặc nhiều người mới bị mù màu do các nguyên nhân như phía bên trên đã nêu ra. Người lao động đặc biệt là những ai đang có định hướng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nên tự kiểm tra tại nhà bằng bài kiểm tra màu Ichihara.

1646
TIN LIÊN QUAN