• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Nâng cao chất lượng Việt Nam đi xuất khẩu

Ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã hình thành và phát triển được gần 40 năm. Ngay từ những năm tháng đầu tiên , hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được thực hiện với mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và đời sống cho một bộ phận lao động trong nước. Cho tới nay, đây vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác này.

Lao động Việt Nam đi xuất khẩu

Trong quá trình hình thành, phát triển và đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt động đưa lao động Việt Nam đi xuất khẩu ở nước ngoài đã đạt được nhiều kết quả, số lượng lao động ngày càng tăng trung bình 5 năm trở lại đây mỗi năm xuất hơn 100 ngàn người sang khắp các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, UAE, Kuwait, Qatar,… Đều là những thị trường có thu nhập khá. Qua đó thấy được tầm quan trọng của công tác Xuất khẩu lao động trong việc giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, tác phong làm việc, tăng thu nhập và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

I. TÌNH HÌNH ĐƯA LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

Qua 4 thập kỷ phát triển của ngành xuất khẩu lao động, Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong việc mở rộng thị trường.

MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Việt Nam tiếp tục giữ vững, phát triển, mở rộng thị trường lao động ngoài nước tại các quốc gia như Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao, UAE, Kuwait, Romania, … Trong đó rất thành công ở các thị trường quan trọng, nhận nhiều lao động và có thu nhập cao như Nhật và Đài Loan. Mở thêm một số thị trường nhận số lượng lớn lao động ở các nước Trung Đông, gồm các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Qatar, Saudi Arabia,.. bắt đầu đưa lao động mới sang Kuwait, xúc tiến mở lại thị trường lao động sang Cộng hòa SÉC, Romania, Nga, Bungaria, Slovakia,… Thí điểm đưa lao động sang Úc, Bồ Đào Nha, CHLB Đức,…, mở rộng lĩnh vực ngành nghề lao động cung ứng cho thị trường nước ngoài (điều dưỡng, hộ lý, lao động kỹ thuật cao,…)

Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài
  Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài qua hàng năm, công tác đưa lao động VIệt Nam đi làm việc trong giai đoạn này còn mở rộng thêm lĩnh vực ngành nghề lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, khi mà lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được quan tâm tạo điều kiện đi làm việc ở nước ngoài, khi mà lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được quan tâm tạo điều kiện đi làm việc ở nước ngoài trong một số ngành nghề lĩnh vực mới như chương trình hợp tác đưa nhân viên điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản, Công hòa Liên bang Đức được Bộ Lao Động – Thuong Binh và Xã Hội triển khai từ năm 2012.

Hiện nay ta đã kỳ kết hiệp định thỏa thuận về hợp tác lao động với Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, CHDCND Lào, Thái Lan, Qatar, Bahrain, CHDCLB Nga và Slovakia, các tiểu vương quốc UAE, đang đàm phán với Israel… Với các nước trực tiếp nhận lao động Việt Nam nhưng không thỏa thuận, ta thiết lập được mối quan hệ hợp tác chính thức trên thực tế với Macao, Australia,.. Các Hệp định, thỏa thuận và quan hệ hợp tác chính thức đó đã mở ra các thị trường mới cho lao động Việt Nam sang làm việc và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hai bên quản lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÔNG NGỪNG TĂNG LÊN

Cho tới nay, đã có hàng triệu lượt lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay chỉ có khoảng nửa triệu người Việt đang làm việc cở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 2 tỷ USD. Từ năm 2006 đến nay đã có hơn 1 triệu lao động Việt Nam di làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, trong 5 năm trở lại đây, số lượng người lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày càng tăng.

NĂM SỐ LƯỢNG
2006 78.855
2007 85.000
2008 87.000
2009 73.028
2010 85.564
2011 88.298
2012 80.320
2013 88.155
2014 106.840
2015 115.980
2016 126.296
2017 134.751
tháng 10/2018 116.675
Tổng 1.266.762

 

Chất lượng nguồn lao động tưng bước được nâng lên: cuối năm 2003, số lượng lao động được đào tạo nghề trước khi đi làm việc nước ngoài mới chỉ đạt khoảng 35% thì đến nay đã đạt 50%.

Nhìn chung lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài được người sử dụng lao động đánh giá cao về tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và tiếp thu công việc nhanh. Ở những thị trường lao động truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc chủ sử dụng rất thích sử dụng lao động Việt Nam bởi sự khéo léo, chăm chỉ và thích nghi nhanh. Như vậy có thể thấy rằng lao động Việt Nam xây dựng được hình ảnh đẹp trong con mắt của người nước ngoài, chính vì vậy sẽ ngày càng có nhiều cơ hội để chúng ta có được những hợp đồng lao động tốt với những đối tác lớn.

Rõ ràng việc đưa lao động đi xuất khẩu làm việc ở nước ngoài không chỉ có ích cho chính người lao động mà còn có ích cho sự phát triển của đất nước Việt Nam bởi 2 lý do chính sau: Lao động đi làm việc ở nước ngoài được tiếp thu kiến thức và kỹ năng cao hơn so với lao động trong nước, Lao động ở nước ngoài có cơ hội cao hơn khi quay trỏ lại làm việc ở Việt Nam bởi qua quá trình làm việc tại nước ngoài được rèn luyện về tác phong công việc và thái độ với công việc.

MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI.

Trên thực tế, bên cạnh một bộ phận lao động có chất lượng tốt vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ một số bố phận người lao động có chất lượng kém, trình độ tay nghề và ý thức làm việc kém được đưa ra ngước ngoài làm việc.

Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Lao động Việt Nam đi làm việc cở nước ngoài

Thực tế này là do tình trọng một số doan nghiệp tuyển dụng lao động ồ ạt, không đáp ứng được trình độ tay nghề, khả năng ngoại ngữ kém, không trực tiếp tổ chức tuyển chọn và đào tạo lao động, không biên soạn tài liệu, không trực tiếp kiểm soát cán bộ giáo viên giảng dạy mà phó mặc cho các cơ sở đào tạo nên thời lượng, nội dung, chất lựng giảng viên cũng như chất lượng đào tạo không đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ phổ biến một cách chung chung về các nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết, không phổ biến đầy đủ, phổ biến không đúng sự thật hoặc thậm chí không phổ biến các nội dung mang tính chất nhạy cảm trong nội dung hợp đồng đặc biệt là phần chi phí trước khi đi, các mức khấu trừ và tính chất phức tạp của công việc người lao động phải làm ở nước ngoài.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề như tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp và tinh trạng lao động Việt Nam vi phạm pháp luật trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Để nâng cao năng lực cạnh tranh với lao động các nước khác đi làm việc ở nước ngoài cũng như giữ gìn hình ảnh lao động Việt Nam tại các thị trường truyền thống, cũng như để xây dựng hình ảnh lao động Việt Nam tại các thị trường mới, qua đó mở rộng cơ hội cho lao động Việt Nam, bộ Lao động thương binh và Xã hội luôn quan tâm và hướng tới nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Bộ Lao động thương binh và Xã hội kết hợp với cục Quản lý lao đọng ngoài nước triển khai đồng bộ các giải pháp.

TẠO NGUỒN LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT.

Nâng cao chất lượng lao động đi nước ngoài
Lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản

Cục quản lý lao động ngoài nước luôn quan tâm tới công tác tạo nguồn lao động chất lượng cao để đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư với công tác đào tạo lao động ó trình độ kỹ năn tay nghề cao để đưa đi làm việc ở nước ngoài, Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đang triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có chương trình Hỗ trợ lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giũa các doanh nghiệp Việt với đối tác nước ngoài hoặc theo thỏa thuận quốc gia.

MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG TIẾP NHẬN LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT.

Để khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật làm việc ở nước ngoài, việc mở rộng thị trường, nâng cao cơ hội cho lao động trình độ cao là điều cần thiết. Do vậy, Cục quản lý lao động ngoài nước luôn định hướng cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, khai thác các hợp đồng tiếp nhận lao động kỹ thuật cao, lao động có trình độ, tay nghề. Bên cạnh đó, Cục quản lý lao động ngoài nước cũng đẩy mạnh phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện công tác tìm kiếm, khai thác, mở rộng thị trường.

KẾT NỐI DOANH NGHIỆP XKLĐ VỚI CÁC TRƯỜNG NGHỀ ĐỂ TUYỂN CHỌN

Với sự chỉ đạo của bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước cùng với Tổng Cục Dạy Nghề phối hợp để kết nối các doanh nghiệp XKLĐ với các trường nghề trong cả nước về việc tạo nguồn lao động có chất lượng để đưa đi xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp có thể trên cơ sở yêu cầu của đối tác nước ngoài, hợp tác với các trường nghề để đào tạo nguồn lao động đáp ứng các yêu cầu về trình độ tay nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa trên cơ sở kết quả đầu ra trong việc đào tạo của các trường nghề để tuyển chọn những lao động có kỹ năng phù hợp yêu cầu của đối tác nước ngoài.

GIÁM SÁT CHẶT CHẼ CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP.

Theo quy định, các doanh nghiệp phải trực tiếp tuyển chọn người lao động và phải tuyển đúng đối tượng. Nghĩa là phải tuyển những lao động thực sự có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, có ý thức chấp hành pháp luật, có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện theo quy định (độ tuổi, sức khỏe, hành vi đân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng cấm xuất cảnh), đồng thời đáp ứng các yêu cầu về trình độ ngoại ngữ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động và yêu cầu từ phía chủ sử dụng lao động.

Nâng cao chất lượng lao động đi xuất khẩu

Tọa đàm các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Bởi những người đáp ứng các điều kiện của pháp luạt Việt Nam và nước sở tại về ý thức, kỷ luật, sức khỏe và kỹ năng, thực sự mong muốn đi làm việc ở nước ngoài sẽ tuân thủ tốt quy định của nước tới làm việc, sẽ làm việc chăm chỉ với quyết tâm cao, được chủ sử dụng quý mến, qua đó góp phần giữ gìn và nâng cao hình ảnh của lao động Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

Do vậy, để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước cũng tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi xuất khẩu, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.

Nguồn: Bản tin việc làm ngoài nước – Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước.

 

912
TIN LIÊN QUAN