• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Những thay đổi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Những thay đổi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động tại Nhật Bản mỗi năm luôn là tâm điểm chú ý của nhiều lao động Việt Nam. Việc nắm bắt được những xu thế mới giúp người lao động lựa chọn được hướng đi phù hợp nhất.

1. Ngành xây dựng Nhật Bản mở cửa cho lao động Việt Nam.

Có rất nhiều đơn hàng xây dựng mỗi tháng dành cho người lao động.

Theo một vài chuyên gia trong ngành xuất khẩu lao động Nhật Bản, thị trường lao động Nhật Bản đang mở cửa chào đón các lao động Việt Nam, mang tới nhiều cơ hội trúng tuyển cho người lao động năm 2017, đặc biệt là ngành xây dựng.

2. Xuất khẩu lao động năm 2017 có nhiều cơ hội làm thêm

Nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật Bản khá cao và không ngừng tăng lên. Vì thế người lao động có thể làm thêm để tăng thu nhập nếu đủ điều kiện sức khỏe. Người lao động tích cực tăng ca làm thêm có thể kiếm được mức lương làm thêm tương đương mức lương cơ bản.

3. Nhật nới rộng các ngành nghề

Những năm gần đây thực tập sinh Việt Nam sang làm việc chủ yếu là các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Hiện nay Nhật Bản cũng đã mở rộng các ngành nghề khác như thực phẩm, nông nghiệp… tạo nhiều cơ hội mới cho các bạn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Nhật Bản nới rộng ngành nghề, tăng cơ hội cho lao động Việt Nam.

Để thúc đẩy hiệu quả công tác xuất khẩu lao động Nhật Bản. Cần có sự phối hợp giữa các công ty cung ứng dịch vụ nhân lực, trường nghề… trong khâu đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng trình độ lao động phổ thông và đặc biệt trú trọng việc học tiếng Nhật.

4. Thời gian làm thực tế

Thời gian làm thực tế của người lao động tại Nhật Bản theo Luật Lao động Nhật Bản mới nhất dao động từ 1.900 đến 2.060 tiếng/năm. Chia chung bình mỗi tháng, người lao động phải làm bình quân 21 ngày/tháng. Người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày cuối tuần.

5. Lương làm thêm thế nào

Trong 2 ngày cuối tuần, người lao động nếu muốn tăng thu nhập thì có thể làm thêm. Mức lương giờ làm thêm sẽ cao hơn lương giờ lao động bình thường. Theo Luật Lao động Nhật Bản, mức lương làm thêm sẽ là 130% lương cơ bản. Người lao động làm thêm ngày lễ sẽ được hưởng lương 200%.

6. Ngành nào nhiều việc làm thêm

Trong năm 2016, chế biến thực phẩm là ngành được nhiều người lao động chọn lựa nhất. Tuy nhiên, xu hướng năm 2017, các đơn hàng nông nghiệp và xây dựng lại có ưu thế hơn.
Ngành nông nghiệp Nhật Bản trong nhà kính hiện đang rất phát triển, công việc nhàn và có nhiều việc làm thêm. Vì thông thường làm nông nghiệp của Nhật Bản thì ban ngày xử lý các công việc khác, nhưng về ban tối thì bắt đầu làm khâu phân loại, đóng gói đế sáng hôm sau mang phân phối cho các siêu thị. vì vậy công việc làm nông nghiệp ở Nhật Bản gần như có nhiều công việc làm thêm nhất.

Nhật Bản hiện nay đang xây dựng khu Olympic 2020. Khu thể thao này cần và thiếu rất nhiều lao động làm liên quan đến xây dựng, từ năm 2012 đến nay hầu hết lao động có visa xây dựng của Việt Nam thì đều sang làm việc tại khu này. Vậy cho nên làm xây dựng hiện nay ở Nhật Bản cũng có nhiều việc làm thêm.

7. Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cần đáp ứng được yêu cầu về độ tuổi từ 18-32, nhiều đơn tuyển sẽ nới biên độ tuổi rộng hơn. Trình độ yêu cầu thường từ cấp 2 trở lên, ngoại hình tối thiểu cho lao động phổ thông với nam là 160cm/50kg và với nữ là 150cm/45kg. Ngoài ra còn một số yêu cầu về sức khỏe, kinh nghiệm, người lao động có thể xem chi tiết tại đây.

8.Quy trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản ở các công ty môi giới trong nước thường đảm bảo theo 8 bước:

Bước 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh
Bước 2: Kiểm tra sức khoẻ
Bước 3: Đào tạo định hướng làm việc Nhật Bản cho thực tập sinh
Bước 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp
Bước 5: Đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản
Bước 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản
Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh
Bước 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản

9. Thủ tục vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản

Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Đầu tư và phát triển BIDV hoặc Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn. Người lao động xin hồ sơ và quy trình theo hướng dẫn của từng ngân hàng.

10. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không?

Tháng 5/2015, Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn thời gian cư trú cho thực tập sinh nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó, thực tập sinh ngành xây dựng có thể gia hạn tiếp với xí nghiệp thêm 2 năm, sau khi hết hạn 5 năm và có thể đi tiếp lần 2.

Trong bối cảnh ngành xây dựng đang thiếu nhân lực trầm trọng do nhu cầu tái thiết vùng bị động đất, sóng thần cũng như xây dựng các công trình mang tính chất thể thao, du lịch phục vụ cho thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
DSC_06301-e1462347262406 6 5

Để được tư vấn cụ thể về chương trình tu nghiệp-xuất khẩu lao động Nhật Bản, vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần ISSHIN
Địa chỉ: A5/D21, Ngõ 11, Phố Duy Tân, Hà Nội.
Điện thoại: 04-3872-8884 (Gặp Ms. Hằng – Phòng Kinh doanh).
Hotline: 0966 642 669

Đăng kí thông tin tạị đây: Đăng kí nhận thông tin tư vấn về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

NTT

965
TIN LIÊN QUAN