• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Việt Nam đứng thứ hai về số lưu học sinh làm việc tại Nhật Bản

Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản ngày 23/10 công bố số liệu cho thấy trong năm 2018, số lượng lưu học sinh Việt Nam ở lại làm việc tại Nhật Bản đã lên tới 5.244 người, đứng thứ hai trong số lưu học sinh các nước tại “xứ sở hoa anh đào”.

Đào tạo tiếng Nhật cho các du học sinh tại Công ty cổ phần ISSHIN

Theo công bố này, số lượng lưu học sinh ở lại làm việc tại Nhật Bản năm 2018 là 25.942 người, tăng 3.523 người so với năm 2017. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 1992 và đã tăng liên tiếp trong vòng 8 năm trở lại đây. Xu hướng này được cho là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tính theo quốc tịch, lưu học sinh Trung Quốc ở lại Nhật Bản làm việc chiếm số lượng nhiều nhất với 10.886 người, tiếp theo là Việt Nam với 5.244 người, Nepal là 2.934 người, Hàn Quốc là 1.575 người. Số lượng lưu học sinh châu Á ở lại Nhật Bản làm việc chiếm tới 95,3%.

Các công việc chủ yếu của lưu học sinh ở lại Nhật Bản làm việc là biên, phiên dịch chiếm tới 23,6%, buôn bán, kinh doanh (13,4%), hoạt động liên quan tới nước ngoài (9%), lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ thông tin (6,5%).

Số lượng đơn xin thay đổi tư cách lưu trú từ du học sinh sang tư cách đi làm năm 2018 là 30.924 người, tăng 2.998 người so với năm 2017. Tỷ lệ được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản chấp thuận là 83,9%.

Chính phủ Nhật Bản từ tháng Tư đã áp dụng luật quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi với việc đưa vào 14 tư cách lưu trú mới có kỹ năng đặc thù trong các lĩnh vực mà nước này đang thiếu trầm trọng lao động như hộ lý, xây dựng… Những lao động nước ngoài nếu đầy đủ các điều kiện như đỗ kỳ thi kiểm tra chuyên môn, tiếng Nhật… sẽ có thể lao động tại Nhật Bản với thời gian lên tới 5 năm, trước đây là 3 năm.

Theo kế hoạch được chính phủ Nhật Bản đề ra, trong vòng 5 năm tới, nước này sẽ tiếp nhận khoảng 345.000 lao động nước ngoài. Chính sách mở rộng tiếp nhận lao động nước ngoài là một trong các biện pháp quan trọng mà Nhật Bản hy vọng có thể giải quyết được tình trạng già hóa dân số, thiếu lao động, giúp nước này duy trì tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: TTXVN
1405
TIN LIÊN QUAN