• 024 3872 8884
  • 0966 642 669
Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản
Với sự “nổi tiếng” của visa kỹ năng đặc định gần đây mà không ít người tò mò loại visa này có gì khác với visa thực tập sinh Nhật ản? Vì vậy, hôm nay chúng tôi xin  được viết bài này để giúp các bạn sáng tỏ về 2 loại visa này. Nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
 
Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản
Visa mới có ưu đãi gì hơn với visa TTS Nhật Bản? 

Cơ hội cho lao động Việt sang Nhật làm việc vào tháng 08/2019 khi Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cho “ra lò” loại hình visa mới mang tên Visa kỹ năng đặc định loại 1 và 2, cho phép các lao động có tay nghề được ở lại Nhật làm việc lâu hơn và có khả năng có thể xin vĩnh trú ở Nhật.

Để giúp người lao động hiểu hơn về loại visa mới này, chúng tôi xin được so sánh một số điểm khác biệt cơ bản với visa thực tập sinh Nhật Bản.

1. Tư cách lưu trú 

Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật BảnTư cách lưu trú TTS Nhật Bản 

 Visa TTS: Người lao động sang Nhật với tư cách Thực tập sinh kỹ năng đi học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật trong các nhà máy tại Nhật và trở về đóng góp, phát triển cho nước nhà.

 Visa kỹ năng đặc định: Người lao động sang Nhật với tư cách đi lao động có thời hạn, làm việc trong các nhà máy, công ty tại Nhật.

2. Thời gian làm việc ở Nhật

 Visa TTS : thời gian hợp đồng là từ 1- 3 năm

 Visa kỹ năng đặc định: thời hạn hợp đồng là 5 năm

3. Đối tượng tham gia 


Đối tượng tham gia của 2 loại visa là ai? 

 Đối với visa TTS: áp dụng cho lao động tốt nghiệp cấp 2 trở lên

 Đối với visa kỹ năng đặc định:

+ Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình 01 – 03 năm trở về nước.

+ Ứng viên chưa từng sang Nhật nhưng có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực tuyển dụng và ngoại ngữ (tiếng Nhật) nhất định.

Tham khảo thêm bài viết: KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH – Cơ hội mới cho thực tập sinh đã về nước  

4. Ngành nghề tiếp nhận

 Visa TTS: 77 ngành nghề theo quy định của OTIT

 Visa kỹ năng đặc định: chỉ tiếp nhận lao động trong 14 ngành nghề cụ thể là:

– Xây dựng;

– Điều dưỡng;

– Đóng tàu;

– Vệ sinh tòa nhà;

– Bảo dưỡng xe ô tô;

– Nông nghiệp;

– Hàng không;

– Ngư nghiệp;

– Khách sạn;

– Nhà hàng;

– Chế biến thực phẩm;

– Gia công chế tạo công nghiệp;

– Sản xuất máy công nghiệp;

– Các ngành liên quan điện – điện tử – viễn thông.

 

5. Điều kiện

Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản
Bằng tiếng Nhật có vai trò quan trọng trong việc xét visa kỹ năng đặc định 

 Visa TTS: không yêu cầu kinh nghiệm và tiếng Nhật trước khi tham gia chương trình.

 Visa kỹ năng đặc định:

+ Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ tiếng Nhật cao hơn chương trình Thực tập sinh kỹ năng.

+ Đạt kỳ thi đánh giá kỹ năng và năng lực tiếng Nhật theo từng lĩnh vực tiếp nhận.

6. Mức lương:

Mức lương của lao động  sang Nhật làm theo visa kỹ năng đặc định có mức lương cao hơn TTS, và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề nào đó.

 

7. Chuyển việc:

Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật Bản

Visa TTS và visa kỹ năng đặc định có chuyển việc được không? 

 Visa TTS: rất khó chuyển việc sang công ty khác, coi như khả năng bằng không trừ trường hợp công ty bị phá sản không đủ năng lực tiếp nhận TTS hay lao động bị ngược đãi,…

 Visa kỹ năng đặc định: Có thể chuyển việc dễ dàng hơn

Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Visa kỹ năng đặc định có thể CHUYỂN VIỆC được không? 

8. Chế độ

 Visa TTS: không được bảo lãnh gia đình sang Nhật trong thười gian làm việc ở Nhật Bản

 Visa kỹ năng đặc định:

+ visa kỹ năng đặc định loại 1: không được bảo lãnh người dân sang Nhật trong thời hạn là 5 năm

+ Visa kỹ năng đặc định loại 2: Khi lao động sang Nhật với visa kỹ năng đặc định loại 1 thi tay nghề và được cấp visa kỹ năng đặc định loại 2 thì có thể xin visa vĩnh trú ở Nhật sau 5 năm làm việc và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật.

9. Cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật

Điểm qua 10 sự khác biệt giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS Nhật BảnVới visa kỹ năng đặc định loại 2 thì lao động có thể xin visa vĩnh trú ở Nhật 

 Visa TTS: TTS tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản 1 năm thì chỉ có thể làm việc ở Nhật 1 năm còn TTS đi đơn hàng 3 năm thì thời gian làm việc lên đến 5 năm nếu thi đỗ kỳ thi tay nghề tại Nhật và có công ty tiếp nhận.

 Visa kỹ năng đặc định: Sau 5 năm nếu thi đậu kỳ thi bắt buộc sẽ được tham gia chương trình Kỹ năng đặc định số 2, khi đó được phép gia hạn visa và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.

10. Hiệu lực

 Visa TTS: đang có hiệu lực

 Visa kỹ năng đặc định: Chương trình có hiệu lực từ tháng 4/2019.

Trên đây là 10 điểm khác nhau cơ bản giữa visa kỹ năng đặc định và visa TTS. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích đến bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! 

Nếu bạn quan tâm chương trình, hãy liên hệ để ISSHIN được đồng hành cùng bạn!

CÔNG TY CỔ PHẨN ISSHIN

Số điện thoại hotline: 0243-872-8884 (gặp Phòng Kinh doanh) hoặc 0966 642 669

Địa chỉ: A5/D21, ngõ 11, Phố Duy Tân, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Email:  [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/nhatnguisshin/

3830
TIN LIÊN QUAN